Truyên thuyết Chùa Bà Bình Dương (Thiên Hậu Thánh Mẫu)

Truyền thuyết về Chùa Bà Thiên Hậu Bình Dương

Theo ghi nhận, ban đầu, Chùa Bà Bình Dương được xây dựng cạnh rạch hương Chủ Hiếu. Đến năm 1923, ngôi chùa bị tàn phá nghiêm trọng, được 4 bang người Hoa ở đây gồm Quảng Đông, Triều Châu, Hẹ và Phúc Kiến cùng nhau xây dựng lại. Tương truyền, thời nhà Tống có một cô gái tên Lâm Mị Châu, bà là con gái của một ngư phủ sống tại Phúc Kiến. Về sau, bà chính là Thiên Hậu Thánh Mẫu.

Chùa Bà Thiên Hậu Bình Dương

Chùa Bà gắn liền với câu chuyện truyền thuyết ly kỳ. @Thảo_Nguyễn

Cũng theo truyền thuyết kể lại, cha và anh trai của bà theo thuyền đi đánh cá, chẳng may bị sóng lớn nhấn chìm. Lúc bấy giờ, bà đang ngồi dệt lụa thì bỗng dưng rơi vào mộng thức, nhắm mắt và đưa tay về phía trước, hệt như đang cố níu giữ một vật gì đó. Nhờ vậy mà bà cứu được 2 người anh, người cha thì không may qua đời. Từ đó, dân chúng trong vùng trước khi ra biển đều đến xin bà phù hộ bình an. Đến năm 27 tuổi, bà mất và được vua nhà Tống sắc phong là Thiên Hậu Thánh Mẫu.

Những trải nghiệm thú vị chỉ có tại Chùa Bà Thiên Hậu Bình Dương

Chùa Bà Bình Dương không chỉ là địa điểm thờ phụng, chiêm bái quen thuộc của người dân địa phương mà còn là toạ độ du lịch được nhiều du khách ghé thăm. Đến với ngôi chùa cổ này, bạn sẽ có dịp trải nghiệm những điều tuyệt vời dưới đây.

Chiêm ngưỡng lối kiến trúc cổ độc đáo của Chùa Bà Thiên Hậu Bình Dương

Tổng thể kiến trúc của ngôi chùa có 3 dãy nhà chính, gồm: khu chánh điện, hai dãy nhà bên và hành lang Đông – Tây. Bên cạnh lối kiến trúc thờ phụng độc đáo, ngôi chùa còn mang bản sắc của người Hoa với những dãy lồng đèn treo cao hay những cây nhang vòng lớn.

Thăm Chùa Bà Thiên Hậu Bình Dương

Ngôi chùa mang đậm dấu ấn kiến trúc của người Hoa. @gracesabandar

Chánh điện là nơi thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu. Mái trước lợp ngói âm dương, nổi bật lên là những đường chỉ đắp nổi, trang trí thêm bằng cá chép hoá rồng và lưỡng long tranh châu. Hai bên phần viền của mái nhà là bức tượng Bà Mặt Trăng, tượng quan văn và quan võ. Đây đều là những nét vô cùng đặc trưng trong kiến trúc của người Hoa.

Trong chánh điện của Chùa Bà Bình Dương có treo nhiều câu đối ca ngợi công đức của bà trong việc cứu nhân độ thế. Chánh cung thờ vị chánh thần Thiên Hậu Thánh Mẫu, Bà khoác lên mình bộ áo mão trang nghiêm, được thay mới theo từng năm. Bên trái của điện thờ là khám thờ Ngũ Hành Nương Nương, bên phải thờ Bổn Đầu Công Công.

Tham quan Chùa Bà Bình Dương

Kiến trúc độc đáo của ngôi chùa cổ là điểm nhấn níu chân khách thập phương. @eddie_huynh1995

Hai dãy nhà bên của ngôi chùa chính là hành lang Đông – Tây, đây là nơi hội họp, làm việc và chứa đồ đạc. Bên trong hành lang có rất nhiều chữ Hán, gồm: Sự chí, công lý (mọi việc theo lẽ công), Hữu thông (đi suốt qua bên mặc), Quảng nội (rộng rãi bên trong), Dĩ lễ, Thủ chánh (theo lễ, giữ gìn cái chính).

Cầu nhân duyên, bình an và xin quẻ đầu năm

Ngày nay, Chùa Bà là nơi linh thiêng để người dân cầu bình an, sức khoẻ. Nam thanh nữ tú cũng kéo nhau đến cầu tình duyên, xin bà ban cho mối nhân duyên như ý. Đặc biệt, vào mỗi dịp xuân về, nhà nhà lại đến đây để xin quẻ đầu năm và thỉnh lộc.

Chùa Bà thu hút du khách

Biển người đổ về viếng Chùa Bà mỗi dịp đầu xuân. @tranquang9144

Hoà mình vào không khí trang nghiêm và nhộn nhịp của Lễ hội Chùa Bà

Ngoài nét kiến trúc độc đáo, Chùa Bà còn thu hút khách thập phương bằng các lễ hội và hoạt động văn hoá đặc sắc. Lễ Hội Chùa Bà Thiên Hậu Bình Dương được tổ chức thường niên vào ngày 15/1 âm lịch, là hoạt động mà du khách hành hương không thể bỏ qua.

Lễ hội Chùa Bà

Lễ hội Chùa Bà Thiên Hậu được tổ chức cực kỳ hoành tráng. @Như_Phú

Trong dịp này, khuôn viên chùa được trang hoàng cực kỳ lộng lẫy, là dịp để người dân bày tỏ lòng thành kính với các vị thần. Ngoài chiêm bái, du khách đến đây còn có dịp tham gia vào nhiều hoạt động vui chơi hấp dẫn. Theo lệ thường, ngày 14 là tục “Thỉnh Lộc Bà” có ý nghĩa cầu may mắn. Ngày 15 là lễ hội rước kiệu Bà với sự tham dự của hơn 30 đoàn múa lân.

ĐẶT XE NGAY

ĐẶT TAXI NGAY

zalo